Uống giấm chuối hỗ trợ kiểm soát huyết áp?

Bác sĩ Mizutani Tsuyoshi, giám đốc Phòng khám Nội khoa & Phẫu thuật Higashi-Urawa ở Nhật Bản khuyên, bạn nên uống giấm chuối vào buổi tối để hỗ trợ kiểm soát huyết áp.

Chuối không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn rất giàu các vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, sắt, canxi, magie, thiamine… Loại quả này nhiều tác dụng đối với sức khỏe của chúng ta như giúp giảm cân, giảm huyết áp, chống táo bón, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Axit citric trong giấm có thể kích hoạt chu trình axit citric trong cơ thể, nhanh chóng loại bỏ mệt mỏi, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa đường và lipid trong cơ thể, ức chế tích tụ chất béo.

Bản thân chuối rất giàu kali, giúp bài tiết muối và hạ huyết áp. Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, món chuối ngâm giấm cũng là một trong những loại thực phẩm có thể giúp bạn duy trì ổn định huyết áp nếu sử dụng đúng cách.

Bác sĩ Mizutani Tsuyoshi, giám đốc Phòng khám Nội khoa & Phẫu thuật Higashi-Urawa ở Nhật Bản khuyên, bạn nên uống giấm chuối vào buổi tối để hỗ trợ kiểm soát huyết áp.

Uống giấm chuối vào buổi tối có thể giúp huyết áp duy trì ở trạng thái tương đối ổn định cho đến sáng hôm sau. Ngoài ra, uống giấm chuối sẽ mang lại cảm giác no, giảm tình trạng ăn quá nhiều nên còn có tác dụng giảm cân, giảm cân cũng có thể giúp hạ huyết áp.

Theo một bài báo được giám sát bởi chuyên gia dinh dưỡng Rina Kanbara (Nhật Bản), giấm có thể điều chỉnh hệ thống huyết áp, mở rộng mạch máu và từ từ ngăn chặn sự gia tăng huyết áp. Một nghiên cứu trước đây cho thấy huyết áp tâm thu giảm trung bình 6,5% và huyết áp tâm trương giảm 8,0% sau 10 tuần sau khi sử dụng giấm.

Hay một nghiên cứu trên tạp chí Food Science & Nutrition vào năm 2022 còn cho thấy hàm lượng chất xơ trong chuối, đặc biệt là chất xơ hòa tan như pectin, có thể hỗ trợ điều hòa huyết áp bằng cách giảm mức cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, bà Caroline Young, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, cảnh báo rằng tiêu thụ thực phẩm chứa kali, bao gồm cả chuối, có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh thận.

Theo bà Caroline Young, vì nhu cầu kali của mỗi người là khác nhau, nên những người mắc bệnh huyết áp cao cần đến gặp bác sĩ để biết lượng kali chính xác mà họ cần