Giải mã ca ung thư cổ xưa nhất ở người

Ung thư không chỉ là căn bệnh của thời hiện đại mà đã tồn tại từ hàng triệu năm trước.
Giai ma ca ung thu co xua nhat o nguoi
Bằng chứng sớm nhất về ung thư ở người được phát hiện từ 1,7 triệu năm trước ở loài Paranthropus Robustus hoặc Homo Ergaster, với một khối u ác tính ở xương ngón chân trái.
Giai ma ca ung thu co xua nhat o nguoi-Hinh-2
Bộ xương này được tìm thấy trong hang Swartkrans ở Nam Phi, nơi được gọi là “Cái nôi của loài người” vì tập trung nhiều hài cốt họ hàng của con người hiện đại.
Giai ma ca ung thu co xua nhat o nguoi-Hinh-3
Các nhà khoa học đã dùng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) để so sánh với các trường hợp ung thư xương hiện đại và phát hiện hình dạng đặc trưng của u xương ác tính.
Giai ma ca ung thu co xua nhat o nguoi-Hinh-4
Điều này được công bố trên tạp chí South African Journal of Science năm 2016.
Giai ma ca ung thu co xua nhat o nguoi-Hinh-5
Ngoài ra, một khối u lành tính còn cổ xưa hơn đã được tìm thấy ở loài Australopithecus sediba, sống cách đây 1,9 triệu năm.
Giai ma ca ung thu co xua nhat o nguoi-Hinh-6
Xương là một trong những mô ít bị phân hủy, giúp các nhà khoa học tìm ra dấu vết của ung thư trong hóa thạch.
Giai ma ca ung thu co xua nhat o nguoi-Hinh-7
Tuy nhiên, ung thư không chỉ được phát hiện ở người cổ đại mà còn ở các sinh vật khác từ kỷ Triassic, khoảng 240 triệu năm trước.
Giai ma ca ung thu co xua nhat o nguoi-Hinh-8
Một khối u ác tính đã được tìm thấy trong xương chân hóa thạch của một loài rùa thời kỳ này, cho thấy ung thư có khả năng xuất hiện sâu xa trong ADN của nhiều loài sinh vật.

Mời quý độc giả xem thêm video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.